[5 reasons why you should blacklist civet coffee]

Civet coffee is known as a non-traditionally produced type of coffee with a unique taste, an equally unique price tag, and much sought-after by enthusiasts. With only such information, however, the majority of people only know the tip of the iceberg of this expensive coffee. This article will provide a different perspective on the massive remaining part of the iceberg, based on scientific research on civet coffee in Vietnam and in the world by many different scientists.

Civet coffee, or Kopi Luwak, is mostly produced in Indonesia. In Vietnam, this type of coffee originated from the French colonialism era, when workers in coffee plantations only dared to make coffee beans from civet dropping to drink. Civet coffee indeed is made from such beans: partially digested and excreted out by civets. Realistically, it is made from civet poop. The coffee beans are then separated from the poop and processed, dried, and ground to make the final product.

Because of the complex and unnatural methods, the price of civet coffee is extremely high. But is the price and exquisiteness worth it? The fact that people consider it a “special” kind of coffee has led to it being widely consumed and sought after.

First of all, with a rising demand for civet coffee, civet caging and farming to produce coffee is also increasing. Wild civet species are captured and sold to coffee farms, and the number of farmed civets are in the thousands (in only two surveyed provinces in Vietnam, the number of farmed civets has reached more than 1,500 individuals). Such an extreme reduction direly affects wild civet population. Many civet species in Vietnam are on the verge of extinction due to being overly hunted for farming and consumption, such as Owston’s Civet Chrotogale owstoni, Large-spotted Civet Viverra megaspila, Binturong Arctictis binturong, etc.

Farmed civets are also often subject to cramped and suffocating environments without proper conditions for animal welfare. It is easy to find videos and pictures of civets trapped in tiny metal cages only sized 40x40x40cm, the only food source are coffee fruits among an equally innutritious diet. The majority of civet individuals suffer from physical and mental trauma, many experiencing depression and self-harm, much like humans do. Knowing that now, would civet coffee still be delicious and attractive like it is made out to be?

Civets are potential carriers of many zoonotic diseases. Some of the more worth mentioning epidemics that we have had to face like SARS – the disease originated from civets. Additionally, terrible viruses like HIV and H5N1 also originated from wild animals. It is obviously not to anyone’s benefit to exterminate all those wild animals to prevent diseases as a result, either, but it is certainly best if we limit exposure with wild animals in general. When trapped in a cramped environment with inadequate medical and hygienic conditions, they will for sure be sick. Many civet farms have to shut down entirely due to mass die-offs. Notably, the terrible COVID-19 pandemic, which humanity has been facing in the last 2 years and caused immeasurable damages to human lives and the economy, is thought to have originated in flea markets where wild animal meats are sold. 

Another reason why you should stay away from civet coffee is losing money to fake products. In an investigative article, it is highly likely that you will buy fake and low-quality coffee. Every year, only a small amount of civet coffee is made, so many traders sought out ways to produce counterfeits, mixing many different types of coffee beans or cutting corners in the production process to increase revenue. In Vietnam and many countries, there is currently no way to differentiate between authentic and counterfeit coffee other than taste and experience, therefore, there is no guarantee that you would be able to buy “real” civet coffee.

If you are certain that the civet coffee you bought is authentic, the following reason might make you reconsider. According to coffee experts, civet coffee is not remarkably better in taste nor in nutrition value compared to traditionally produced coffee. Instead of spending a fortune on civet coffee, why not settle for cheaper yet still more delicious alternatives?

To close out the article, if you are an animal lover and a nature lover, there is no better reason to boycott civet coffee. Keep in mind that it is produced on physical and mental suffering and trauma of otherwise adorable and energetic animals.

Hopefully you have acquired useful knowledge to help make better, more informed decisions.

Cà phê chồn (Civet coffee) được biết đến như một trong những loại cà phê được sản xuất phi truyền thống, với hương vị khác lạ và giá thành đắt đỏ và được nhiều người săn đón. Chỉ bằng những thông tin như vậy thì đa số mọi người mới chỉ biết được về phần nổi về loại cà phê đắt đỏ này. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn khác về phần chìm của tảng băng một cách chân thật hơn dựa trên kết quả nghiên cứu về cà phê chồn Việt Nam và trên thế giới của nhiều nhà khoa học.. 

Cà phê chồn, hay còn được gọi là Kopi Luwak, được sản xuất nhiều tại Indonesia. Tại Việt Nam, cà phê chồn có từ trong thời kỳ Pháp thuộc, do những người lao động trong khu vườn cà phê của thực dân chỉ dám nhặt phân cà phê do cầy thải ra để uống. Cà phê chồn chính là những hạt cà phê có trong phân của các loài cầy khi chúng ăn quả cà phê và thải ra đường tiêu hoá. Nói một cách trực tiếp thì đó chính là từ phân của loài cầy. Cà phê sau khi được tách từ phân sẽ được trải qua quá trình xử lý, rang xay và cho ra những thành phẩm cuối cùng.

Vì cách thức phức tạp và không tự nhiên như vậy nên giá thành của cà phê chồn vô cùng đắt đỏ, nhưng liệu sự đắt đỏ và xa xỉ đó có đáng hay không? . Đây cũng là nguyên nhân gốc rễ khiến cà phê chồn được tiêu thụ nhiều vì người ta cho rằng nó là một loại cà phê đặc biệt. 

Với nhu cầu cà phê chồn tăng cao như vậy nên tình trạng nuôi nhốt cầy(*) phục vụ sản xuất cà phê cũng ngày càng nhiều. Các loài cầy trong tự nhiên bị bắt và đem bán cho những trang trại sản xuất cà phê, số lượng cầy bị nuôi nhốt lên tới hàng nghìn con (chỉ trong hai tỉnh thành khảo sát ở Việt Nam, số lượng cầy đã lên tới hơn 1,500 cá thể nuôi trong các trang trại). Số lượng cầy giảm mạnh và gây ảnh hưởng lớn tới quần thể cầy ngoài tự nhiên. Một vài loài cầy tại Việt Nam đã gần như tuyệt chủng do tình trạng săn bắt quá độ phục vụ các trang trại và việc buôn bán tiêu thụ như như Cầy vằn, Cầy giông đốm lớn, Cầy mực…

Lý do tiếp theo đó là cầy bị nuôi nhốt trong các trang trại thường là trong môi trường chật hẹp, ngột ngạt và không đảm bảo các điều kiện về phúc lợi động vật. Có thể dễ dàng tìm thấy trên internet những hình ảnh cầy bị nuôi nhốt trong những chuồng kim loại chật chội kích thước từ 40 x 40 x 40 cm , nguồn thức ăn gần như duy nhất là quả cà phê (trong mùa cà phê), và các thức ăn đơn điệu kém dinh dưỡng khác. Đa số các cá thể cầy phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần, nhiều cá thể có biểu hiện trầm cảm, tự cắn xé cơ thể. Vậy cà phê chồn được sản xuất từ những con chồn thương tổn ấy liệu có còn ngon, hấp dẫn như lời đồn? 

Hơn nữa, cầy là một loài mang nhiều mầm bệnh có thể lây qua người, những dịch bệnh chúng ta đã từng đối mặt như SARS – căn bệnh có liên quan đến loài cầy này. Ngoài ra đại dịch HIV và H5N1(**) cũng có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Nói như vậy không phải để chúng ta đi giết hết các loài cầy hay động vật hoang dã để không có bệnh (tự thân chúng ta do sinh hoạt cũng đã nhiều loại bệnh), mà là để giảm thiểu tiếp xúc với các loài động vật hoang dã này. Khi nuôi nhốt chúng trong môi trường không đảm bảo, chúng sẽ bị yếu và dễ mắc bệnh. Nhiều trang trại chồn phải đóng cửa hoàn toàn vì cầy chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, nhân loại đang phải đối mặt với một dịch bệnh khủng khiếp trong vòng 2 năm trở lại đây là COVID-19, gây thiệt hại cả về người và kinh tế, nguồn gốc dịch bệnh được cho là từ chợ có bán động vật hoang dã.

Lý do tiếp theo mà bạn nên nói không với cà phê chồn đó là bạn có khả năng bị mất tiền vì hàng giả. Theo nhiều bài báo đã phân tích trước đây, khả năng cao bạn sẽ mua phải loại cà phê giả, kém chất lượng. Mỗi năm chỉ có rất ít cà phê chồn được sản xuất nên nhiều thương lái đã tìm cách chế biến các sản phẩm kém chất lượng, trộn nhiều loại cà phê khác nhau hoặc sản xuất không đúng quy trình nhằm tăng lợi nhuận. Do tại Việt Nam và một số nước chưa có công nghệ phân biệt giữa hàng thật và giả, nên chủ yếu khách hàng mua dựa trên mùi vị và kinh nghiệm, nên chưa có sự đảm bảo là bạn sẽ mua được cà phê chồn thật.

Và nếu bạn cho rằng đã mua được cà phê chồn đúng loại thì lý do tiếp theo sẽ khiến bạn cần suy nghĩ lại. Đó là theo các chuyên gia về cà phê thì chất lượng của cà phê chồn không hơn là bao về mùi vị, yếu tố dinh dưỡng(***) khi so với các loại cà phê được trồng bằng phương pháp truyền thống khác. Vậy thay bằng bỏ một số tiền đắt hơn rất nhiều, bạn có thể nên chọn những loại cà phê rẻ hơn mà vẫn thơm ngon hơn. 

Để khép lại bài viết này, nếu bạn là một người yêu động vật, yêu thiên nhiên thì chẳng có lý do nào đủ mạnh hơn để bạn nói không hay từ chối sử dụng cà phê chồn, vì thức uống này được sản xuất từ sự tra tấn về thể xác và tinh thần của một loài động vật vốn dĩ đáng yêu và năng động.

Hy vọng các bạn đã có được những thông tin bổ ích, và từ đó có những quyết định và hành động đúng đắn hơn. 

________

(*) tại Việt Nam thì cầy thường bị nhầm lẫn với chồn nên mọi người gọi là cà phê chồn thay vì cà phê cầy

(**) Bell, D., Roberton, S., & Hunter, P. R. (2004). Animal origins of SARS coronavirus: Possible links with the international trade in small carnivores. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B: Biological Sciences, 359(1447), 1107–1114. https://doi.org/10.1098/rstb.2004.1492

Karesh, W. B., Cook, R. A., Bennett, E. L., & Newcomb, J. (2005). Wildlife Trade and Global Disease Emergence. Emerging Infectious Diseases, 11(7), 3.

https://www.wcs.org/get-involved/updates/wcs-policy-preventing-epidemics-and-pandemics-of-zoonotic-origin

(***) Nguồn: https://www.nationalgeographic.com/animals/article/160429-kopi-luwak-captive-civet-coffee-Indonesia

#nocivetcoffee #saynotocivetcoffee #refusetodrinkcivetcoffee #khongsudungcaphechon #civetconservation #baotoncayVietnam

No responses yet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

English